Khi mùa màng đã thu hoạch xong, bà con dân tộc Si La bản Nậm Sin, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên lại rộn ràng tổ chức ăn Tết Ô Xị Chờ với mong muốn bình an và cầu cho mùa màng vụ sau bội thu.
< Bà con Si La trong ngày tết.
Nậm Sin nằm ở khu vực biên giới khó khăn nhất của huyện Mường Nhé, cách trung tâm huyện gần 40 cây số, ngày trước, mỗi lần có việc vào Nậm Sin phải đi bè qua sông Đà, sau đó đi bộ xuyên rừng mấy cây số nữa mới tới nơi. Bản Nậm Sin có 46 hộ, với 208 nhân khẩu đều là người Si La.
< Đồng bào Si La chuẩn bị mâm cỗ cho ngày Tết.
Dân tộc Si La là một trong những dân tộc thiểu số có dân số ít nhất trong cộng đồng 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Theo số liệu hiện tại dân tộc Si La là 1 trong 5 dân tộc có dân số ít hơn 1.000 người.
Dulichgo
Trước đây địa bàn cư trú duy nhất của dân tộc Si La là xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (cũ). Năm 1973, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp, điều chuyển dân cư, một bộ phận dân cư được di chuyển và thành lập bản Nậm Sin, xã Chung Chải. Từ đó đến nay, cộng đồng dân tộc Si La đã có trên 45 năm gắn bó bên dòng Nậm Sin.
< Phụ nữ Si La giúp nhau mặc trang phục truyền thống trong ngày Tết.
Là một dân tộc thiểu số ít người lại cư trú tại địa bàn khó khăn về giao thông, trình độ sản xuất lạc hậu nên đời sống của đồng bào gặp rất nhiều khó khăn. Trong nhiều năm, tỷ lệ hộ nghèo của bản luôn là con số 100%. Khoảng hơn 10 năm trở lại đây nhờ sự quan tâm của Đảng, nhà nước đời sống của bà con đã có nhiều khởi sắc.
Theo phong tục của người Si La, cứ đến ngày con trâu (ngày Sửu) đầu tiên của tháng 12 dương lịch thì tổ chức ăn Tết chứ không cố định vào một ngày nào cả. Tết Ô Xị Chờ kéo dài trong vòng 3 ngày.
Theo truyền thống, cứ đến tết Ô Xị Chờ thì gia đình nào cũng mổ lợn. Một ngày trước khi sang năm mới của người Si La, dòng suối Nậm Sin vui như hội vì dân bản mang lợn ra mổ ăn tết. Thịt lợn thì có thể ít đi một tý, nhưng trong tết Ồ Xị Chờ của người Si La không bao giờ được thiếu sóc.
Dulichgo
Dân tộc này quan niệm, con sóc vị thế vô cùng đặc biệt, giống như vật tổ của đồng bào họ vậy. Già Chơ lý giải rằng, ngày xưa tổ tiên sống lang thang, khổ cực, không có lợn gà nên cứ mỗi khi năm hết tết đến thì chỉ có con sóc là loài dễ kiếm nhất.
< Trẻ em Si La chơi Tù Lu trong ngày Tết.
Đến bây giờ, mỗi gia đình ở Nậm Sin đều có một bàn thờ sóc. Dân bản cũng qui định, dòng họ nào không bắt được sóc để cúng thì không được ăn tết Ô Xị Chờ.
Khi đồ cúng đã được chuẩn bị đầy đủ, chủ nhà khấn với tổ tiên phù hộ mùa màng, sau đó là vào tiệc rượu. Đi khắp bản Nậm Sin vào ngày này nhà nào cũng bày sẵn mâm cơm, bàn rượu để tiếp khách.
Ai đến chúc Tết cũng phải ngồi lại uống với chủ nhà vài ba chén rượu. Mọi người cùng quây quần bên tiệc rượu, chúc nhau mạnh khỏe, làm được nhiều thóc ngô, nuôi được nhiều con lợn, con gà…
Dulichgo
Thông thường, khi người Si la đã ngồi vào bàn rượu thì chẳng mấy khi cuộc vui kết thúc sớm. Mâm cỗ có thể không được đề huề nhưng rượu không bao giờ hết. Chúc, say, ngất ngư có khi cả ngày trời. Tết là ngày đẹp nhất, người lạ vào bản không được ra ngay trong ngày mà phải chờ đến hôm sau. Tiệc tan, gia đình không quên biếu khách những chiếc bánh dày dẻo thơm và mời năm sau lại tới chung vui cùng bản làng.
Ngày Tết thứ 3 là ngày để con cái báo hiếu cha mẹ. Dịp này, những người con gái đã đi lấy chồng trở về tặng quà, chúc Tết bố mẹ đẻ, thể hiện lòng tri ân đối với bậc sinh thành.
Theo Dân Tộc Việt
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét