Những ngày cận tết, các làng nghề làm bánh thuẫn ở Quảng Nam (một loại bánh đặc trưng vào dịp tết đến xuân về) lại tất bật sản xuất để bán phục vụ tết cổ truyền.
< Công việc của thợ làm bánh rất vất vả vì ngồi cả ngày bên lò nướng.
Huyện Thăng Bình là nơi được xem có nhiều cơ sở, làng nghề làm bánh thuẫn nhiều ở xứ Quảng. Khi chúng tôi ghé cơ sở sản xuất bánh thuẫn Nhâm Bình (thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình), hàng chục nhân công đang tất bật cho những mẻ bánh tết.
< Bột làm bánh được dùng máy để đánh cho nhuyễn.
Ông Võ Văn Bình (chủ cơ sở) cho biết từ ngày 18-12 đến 28-12 (âm lịch), cơ sở bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh. Ở đây mỗi ngày sản xuất khoảng 800-1.000 bịch bánh thuẫn. Các đầu nậu đến cơ sở lấy bánh bỏ sỉ ở các chợ, tạp hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng.
Dulichgo
Một bịch hơn chục cái bánh được bán với giá sỉ 15.000 đồng. Ngoài ra, cơ sở nằm trên tuyến quốc lộ 14E nên được rất nhiều người đi đường ghé mua làm quà tết.
< Nhân công đang tất bật làm bánh thuẫn.
Ông Bình kể, cơ sở của ông có khoảng 10 nhân công, làm tất bật cả ngày. Tiền công được người đúc được tính theo sản phẩm. Một xô bột bánh được 25.000 đồng. Bình quân 1 ngày đúc được từ 6- 8 xô. Tiền công một ngày từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng.
Người ngồi đóng gói bánh một ngày kiếm khoảng 100.000 đồng.
Chị Nguyễn Thị Lài cho biết từ 4g sáng chị đã đi làm. Đến nơi rửa khuôn, soạn bếp, bỏ than bắt đầu làm. Chịu khó làm mấy ngày tết kiếm tiền trang trải cho gia đình tiêu tết, sắm sửa đồ trong gia đình và quần áo cho con cái. Công việc rất vất vả, vì ngồi cả ngày bên lò nướng.
< Bột được đổ vào khuôn, bắt trên than nóng cho bánh chín.
Dulichgo
Còn Nguyễn Thị Hạnh (sinh viên trường Đại học Đà Nẵng phân hiệu tại Kom Tum) thì công việc chủ yếu là đóng gói bánh. Tiền công khoảng 100.000 đồng/ngày. Tranh thủ những ngày nghỉ tết sớm Hạnh làm kiếm tiền tiêu tết, phụ giúp gia đình.
Bánh thuẫn xứ Quảng làm không khó nhưng công việc cũng khá mệt nhọc. Đầu tiên, cho bột, đường vào thau đánh trứng trộn đều cho đến khi bột đã nhẹ thì bắt đầu chuẩn bị lò than và khuôn đổ.
< Nhiều bạn trẻ đang là sinh viên cũng xin vào làm bánh, gói bánh kiếm tiền trang trải dịp tết.
Khi lò than đã đỏ lửa, bắc trên lò một trã rang có vung đậy. Trong lòng trã đổ cát mịn chừng một nửa, rồi đặt các khuôn bánh thuẫn được thợ thiếc gò có hình thuẫn (bầu dục), nên người ta gọi là bánh thuẫn.
Tất cả khuôn đều được thoa dầu phụng bên trong. Khi nồi cát nóng làm cho các khuôn nóng, thợ làm bánh bắt đầu dùng muỗng rót bột vào khuôn cho vừa đầy và đều khắp, xong đậy nắp vung lại.
< Bánh thuẫn xứ Quảng khi chín có màu vàng rất đẹp, vị ngọt dịu của đường và mùi thơm của trứng.
Dulichgo
Trên nắp bỏ nhiều than lửa, chờ 5-7 phút sau, tháo nắp vung ra, thấy bánh nở cao gấp đôi khuôn và ngả màu vàng là bánh đã chín, lấy cây tăm tre dài xâu vào bánh lấy ra.
Bánh thuẫn có mùi vị rất đặc trưng, ngọt dịu của đường và mùi thơm của trứng, ăn hoài không ngán. Người dân xứ Quảng hay dùng bánh thuẫn là một vật phẩm để cúng tổ tiên, làm quà tặng cho nhau khi mỗi dịp tết đến xuân về.
Theo Lê Trung, Ly Hoàng (Dulich.Tuoitre)
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét