Bắc Chiêng là một gò đất cao nằm giữa Đồng Tháp Mười, bên bờ sông Bắc Chiêng, thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa. Từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 8 năm 1948, trung đoàn 120 đã phối hợp với tiểu đoàn 307 cùng với quân dân địa phương đánh chiếm đồn Mộc Hóa và tiêu diệt quân tiếp viện của kẻ thù. Chiến thắng vang dội của quân dân Long An trong suốt 9 năm chống lại thực dân Pháp được tổ điện ảnh khu 8 trực tiếp ghi thành cuốn phim chiến đấu đầu tiên khai sinh nền điện cảnh Cách Mạng Việt Nam. Vào năm 1994, khu di tích đã được UBND tỉnh Long An bảo tồn và xếp hạng
Gò Bắc Chiêng nằm ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Tây, thuộc thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, là một trung tâm kinh tế - chính trị-quân sự rất quan trọng của khu vực Đồng Tháp Mười.
Từ thời Nguyễn, triều đình đã cho đặt nơi đây một đồn lũy để trấn giữ biên giới, được gọi là thủ sở Tuyên Oai. Khoảng năm 1864-1866, đồn Tuyên Oai là một trong những chiến lũy quan trọng của căn cứ Đồng Tháp Mười trong phong trào kháng Pháp của Thiên hộ Dương - Đốc binh Kiều.
Cuối năm 1945, khi tái chiếm Mộc Hóa, giặc Pháp đã cho lập đồn Mộc Hóa tại đỉnh Gò Bắc Chiêng có cấu trúc theo hình chữ nhật được bao bọc bằng tường đất dày, cao 2m, có lổ châu mai với 3 lớp hàng rào kẽm gai, 4 góc có 4 lô cốt, giữa đồn có trung tâm đề kháng, bên trên có chòi canh cao 6m. Lực lượng địch đồn trú tại đây lúc nào cũng có khoảng từ 60-70 tên, đa số là lính Partisans. Vũ khí của chúng khá hiện đại, gồm một cối 81, hai cối 60, hai đại liên, bốn trung liên, còn lại là tiểu liên, súng trường. Khi bị tấn công, đồn Mộc Hóa có thể được pháo binh và bộ binh từ phía Cam-pu-chia nhanh chóng tiếp viện. Hoạt động của địch chủ yếu là tổ chức mạng lưới gián điệp, tuần tra xung quanh đồn để bảo đảm cho việc trú quân của chúng và kiểm soát sự đi lại của nhân dân trên sông Vàm Cỏ Tây.
Vào mùa thu năm 1948, căn cứ yêu cầu của chiến trường, qua điều nghiên địa hình và so sánh thực lực hai bên giữa ta và địch, Bộ Tư lệnh Khu 8 chấp thuận cho Ban chỉ huy Trung đoàn 120 phối hợp Tiểu đoàn chủ lực 307 đánh đồn Mộc Hóa, theo chiến thuật Công đồn – đả viện.
Dulichgo
Ban chỉ huy trận đánh được thành lập gồm các đồng chí: Nguyễn Chánh – Tham mưu trưởng Khu 8, chỉ huy trưởng; Lê Quốc Sản – Trung đoàn trưởng trung đoàn 120; Đỗ Huy Rừa – Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 307, đã thống nhất đề ra phương án tác chiến như sau:
-Trung đoàn 120 (gồm 2 đại đội: 1075 và 1080) chịu trách nhiệm tấn công đồn Mộc Hóa.
-Tiểu đoàn 307 kết hợp lực lượng bộ đội và du kích địa phương (khoảng 1 trung đội), cùng 1 trung đội công binh của Khu 8 và hơn 500 dân công tham gia chặn đánh quân tiếp viện của địch từ lộ Rồ (Campuchia) đi xuống và chặn đánh tàu địch từ Tân An theo sông Vàm Cỏ Tây đi lên.
- Đội hậu cần do lực lượng dân quân và du kích địa phương đảm trách việc vận chuyển lương thực và nước uống từ vàm Cá Đôi (Tuyên Thạnh) ra trận địa tiếp tế cho các đơn vị chiến đấu.
Sau khi phương án tác chiến được Bộ Tư lệnh Khu 8 thông qua, lệnh chiến đấu được triển khai xuống từng đơn vị, từng chiến sĩ. Từ ngày 16-8 đến 18-8-1948, trận Mộc Hóa đã diễn ra như đúng dự kiến của ta.
Tại mặt trận công đồn Mộc Hóa: mặc dù không triệt hạ được đồn, nhưng quân ta cũng tiêu diệt được 25 tên địch, làm bị thương 2 tên, bắt sống 6 tên – trong đó có đồn trưởng Louis Bertrand.
Tại măt trận đả viện: ta đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn địch, thu hơn 100 súng các loại – trong đó có 3 cối 60 ly, một số đại liên, trung liên. Khu vực ấp Ông Tờn, mảnh đất giáp biên giới Việt Nam-Campuchia là mồ chôn hàng trăm xác thù.
Bằng chiến thuật Công đồn – đả viện, trận Mộc Hóa đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, làm nức lòng quân dân Khu 8, được cả nước ngợi khen cổ vũ. Đặc biệt, trong lúc quân dân ta đang chiến đấu tại Mộc Hóa, một tổ điện ảnh của Khu 8 đã theo sát các đơn vị quay được nhiều hình ảnh sinh động của trận đánh và dựng thành bộ phim tư liệu với tên gọi “Trận Mộc Hóa”. Đêm 24/12/1948, bộ phim được chiếu ra mắt khán giả tại Câu lạc bộ Quân nhân Khu 8 bên bờ kinh Dương Văn Dương để chào mừng cuộc hội nghị của Ủy ban Kháng chiến-Hành chánh Nam Bộ. Thành công của bộ phim lan đi nhanh chóng.
Dulichgo
Về sau, bộ phim này được chiếu phục vụ rộng rãi khắp nơi, đưa tên tuổi những nhà làm phim như Khương Mễ, Mai Lộc, Vũ Sơn… nổi tiếng trong làng điện ảnh nước nhà. Hiện nay, chiếc máy quay bộ phim “Trận Mộc Hóa” được trưng bày tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tại Hà Nội, và Mộc Hóa được xem như là mảnh đất đã khai sinh nền điện ảnh cách mạng của cả nước. Thật may mắn cho lớp hậu sinh chúng ta được xem những hình ảnh chân thật về trận đánh hào hùng này qua những thước phim gốc còn được lưu giữ đến ngày nay.
Năm 1993, nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa đã xây dựng và khánh thành bia chiến thắng tại trung tâm thị trấn. Công trình văn hóa này ngoài tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước chống ngoại xâm cho thế hệ hôm nay và mai sau, còn là một địa điểm tôn tạo cho cảnh quan của trung tâm thị trấn Mộc Hóa.
Khu vực Gò Bắc Chiêng- địa điểm diễn ra trận Mộc Hóa nổi tiếng năm 1948 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng là di tích lịch sử tại Quyết định số 1308/QĐ-UB, ngày 29-7-1994.
Theo Dulich24
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét