Phong cảnh hữu tình của Kiếp Bạc cũng làm say đắm bao du khách đến đây. Đi thuyền trên sông Phả Lại sẽ được ngắm toàn bộ cảnh quan nơi này. Du khách còn được xem phim, xem kịch, xem chèo có nội dung gắn với lễ hội hoặc chứng kiến tận mắt những chiếc cọc đã từng đâm thủng chiếc thuyền của tướng Ô Mã Nhi hay sơ đồ những trận đánh của Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn trong bảo tàng trưng bày truyền thống của quân dân nhà Trần…
Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đền được xây dựng từ năm Canh Tý (1300). Qua nhiều thế kỷ, các công trình kiến trúc ở Kiếp Bạc từ thời Trần và thời Lê đã bị hủy hoại. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khu đền được trùng tu, tôn tạo.
Khu vực đền Kiếp Bạc nằm gần Lục Đầu Giang, là nơi tụ hội của sáu con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của sông Thái Bình.
Dulichgo
Một số người theo thuyết phong thủy cho rằng đây chính là nơi tụ khí để gây dựng cơ nghiệp. Theo đường bộ, đền Kiếp Bạc cách Hà Nội khoảng 80 km (50 dặm) đi theo đường quốc lộ số 1 đến Bắc Ninh rẽ sang đường quốc lộ số 18 và cách chùa Côn Sơn khoảng 5 km (3 dặm).
Cổng đền uy nghi bề thế với bức đại tự trên tam quan “Dĩ thiên vô cực” (Sự nghiệp này còn mãi với trời đất), hàng chữ bên dưới là “Trần Hưng Đạo Vương từ”.
Qua cổng tam quan là vào một sân rộng tục truyền là “Bãi Kiếm”, là nơi xét xử Phạm Nhan, tên tướng giặc có nhiều bùa phép gian ngoa. Hai bên sân là 2 dãy nhà dài, để khách thập phương dừng chân sửa soạn mâm lễ vật.
Nhà đại bái phía trong ở giữa đặt bàn thờ lớn, 2 bên là 4 ngai thờ 4 người con trai của Trần Quốc Tuấn là Trần Quốc Hiếu (Hiện), Trần Quốc Nghiễn, Trần Quốc Tảng, Trần Quốc Uy (Uất).
Bên trong hậu cung có 3 toà điện: tòa điện ngoài cùng thờ Phạm Ngũ Lão, tòa điện thứ hai thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, tòa điện trong cùng thờ phu nhân Trần Quốc Tuấn là công chúa Thiên Thành và hai con gái được gọi là Nhị vị Vương cô.
Dulichgo
Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: Tượng Trần Quốc Tuấn, phu nhân, 2 con gái, con rể là Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu và 4 bài vị thờ các con trai của ông cùng 2 gia tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng.
Lễ hội xưa bắt đầu từ ngày 16/8 đến ngày 20/8 âm lịch hằng năm. Nay đã khác, hội bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn, tuy nhiên trọng hội vẫn là ngày 18 tháng 8. Khách không chỉ đến Kiếp Bạc vào ngày hội mà quanh năm suốt tháng với số lượng ngày càng đông. Đền Kiếp Bạc còn ngày lễ trọng thứ hai vào 28/9, ngày mất của Thiên Thành công chúa-phu nhân của Đại vương, nhưng ngày này không thành hội , chỉ có hai làng sở tại tổ chức tế lễ cùng vài đoàn khách xa.
Phần lễ: Ngày 10 tháng 8 làm lễ mở cửa đền, chuẩn bị cho lễ hội hằng năm, đây là môt việc làm chiếu lệ, thực tế thì đền ngày nào cũng mở cửa tiếp khách.
Lễ vật khai hội: Làng Vạn sắm 8 mâm, mỗi mâm một lợn sống khoảng 70-80kg, đại diện cho 8 giáp. Dược Sơn 4 mâm tương tự, đại diện cho 4 giáp. Về bánh trái có: Bánh trong, bánh bột lọc, bánh chằng gừng, bánh rán, bánh phu thê, xôi mầu và mâm ngũ quả.
Dulichgo
Trên đây là lễ vật của hai xã sở tại theo lệ, còn lễ vật của khách thập phương, quan lại các cấp thì có thể nói, cuộc sống đương đại có gì quý báu thì trên mâm lễ có thứ đó. Riêng dân chài lưới ở vùng duyên hải về hội, thường có lợn quay hay lợn sống để cả con, tế lễ xong mang xuống thuyền làm cỗ, ăn dần trong những ngày hội.
Ngoài ra, tại đền Kiếp Bạc vào năm 2006, chính quyền chính thức công nhận hình thức sinh hoạt tín ngưỡng lên đồng. Những người theo tín ngưỡng lên đồng thờ Thánh Trần được gọi là Thanh Đồng. Hiện nay lên đồng Trần Triều diễn ra thường xuyên tại đền Kiếp Bạc.
Theo Dulichh.org.vn
Du lịch, GO!
Home
Di tích lịch sử
Địa danh
hướng dẫn du lịch
Thắng cảnh tâm linh
Khám phá đền Kiếp Bạc - Hải Dương
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét